Xử lý khi bị rết cắn – Cách diệt rết hiệu quả

Hướng dẫn xử lý khi bị rết cắn – Cách diệt rết hiệu quả.

Rết độc cắn thường do vô tình. Tuy nhiên, nhiều loài rết có độc tính cao nên triệu chứng gây ra có thể rất nặng và nếu không biết cách xử lý có thể dẫn đến tử vong. Dưới đây chúng tôi xin cung cấp 1 số thông tin hướng dẫn chẩn đoán và xử trí rết độc cắn. Hy vọng những thông tin này có thể giúp độc giả, người dân phòng ngừa có hiệu quả các tác hại do rết độc gây ra.

Ảnh hưởng của nọc độc con rết đối với sức khỏe con người.

Rết là tên gọi tiếng Việt của một nhóm động vật chân khớp thuộc lớp Chân môi (Chilopoda) trong phân ngành Nhiều chân (Myriapoda). Nhiều vùng miền gọi “Con Rít”. Rết có cặp kìm ở trước miệng có thể tiết nọc độc tấn công kẻ thù. Khi bị rết cắn có thể gây đau, gây sưng tại chỗ và gây sốt. Nọc độc của rết chứa serotonin (một loại chất dẫn truyền thần kinh Amin đơn), chất gây tán huyết, Phospholipase A, một loại Protein gây trụy tim và một loại Cytolysin.

Trường hợp không may vô tình bị rết độc cắn, triệu chứng có thể rất nặng và nếu không biết cách xử lý có thể dẫn đến tử vong. Dưới đây chúng tôi xin cung cấp 1 số thông tin hướng dẫn chẩn đoán và xử trí rết độc cắn. Hy vọng những thông tin này có thể giúp độc giả, người dân phòng ngừa có hiệu quả các tác hại do rết độc gây ra.

Triệu chứng của nạn nhân khi bị rết cắn:

Trường hợp rết cắn chỉ gây dị ứng da.

Triệu chứng: Các triệu chứng tại chỗ gồm: đau buốt tại chỗ, ngứa, viêm đỏ thành quầng quanh vết đốt…

Cách xử lý: Chỉ cần xử trí ở ngoài bệnh viện và thực hiện các biện pháp sau:

  • Garo nhẹ chi phía trên vết rết đốt.
  • Nặn cho nọc độc của rết theo máu ra ngoài bớt.
  • Rửa sạch vết cắn bằng xà phòng hoặc nước sạch.
  • Bôi lên vết đốt dầu gió hoặc các thuốc như flucinar, gentrisone…
  • Theo dõi nạn nhân, nếu xuất hiện các dấu hiệu tăng nặng thì đưa tới bệnh viện để được điều trị tiếp.

Trường hợp sốc nọc rết:

Triệu chứng: Sau khi bị rết cắn, ngoài các triệu chứng tại chỗ, nạn nhân cảm thấy chóng mặt, ù tai, nôn mửa và co giật. Điều này chứng tỏ chất độc của rết đã ngấm sâu vào cơ thể.

Cách xử lý bị rết cắn:

Xử lý rết cắn tại nhà:

  • Garo phía trên nơi rết cắn để hạn chế nọc độc của rết truyền về tim.
  • Rửa tại chỗ vết rết cắn bằng xà phòng hoặc nước sạch.
  • Sát khuẩn tại chỗ vết rết đốt bằng các dung dịch sát khuẩn.

Chuyển nạn nhân tới trạm xá:

  • Đặt dịch truyền cho bệnh nhân.
  • Đặt nạn nhân nằm trên giường, đầu hơi cao và nghiêng về một bên.
  • Xử trí các dấu hiệu toàn thân: chống co giật, chống nôn.
  • Cho sử dụng các thuốc kháng histamin, corticoid toàn thân…

Phương pháp chữa rết cắn bằng cách phương pháp dân gian:

  • Sử dụng nước dãi gà: Khi bị rết cắn, trước hết phải lấy vải, dây hay kiếm cái gì có thể buộc được để buộc vào phía trên vết cắn (thắt ga-rô) để hạn chế nọc rết truyền về tim. Sau đó tìm bắt ngay một con gà, dùng ngón tay móc họng gà lấy nước dãi rồi bôi vào vết rết cắn. Làm 2-3 lần thì cơn đau sẽ dịu bớt.
  • Tỏi giã nát để đắp, rất nhanh hết đau nhức.
  • Hạt cây hoa mào gà nhai nhỏ hoặc giã nhuyễn, uống nước cốt còn bã đắp vào nơi rết cắn.
  • Rau sam một nắm rửa sạch, giã nát, đắp vào chỗ rết cắn.
  • Củ gấu rửa sạch, giã nát để đắp.
  • Vừng hạt một nhúm nhỏ, nghiền nát, đắp vào vết thương.
  • Lá bạc hà một nắm rửa sạch, giã nát để đắp.
  • Hạt mướp đắng (Khổ qua) rửa sạch, giã nhuyễn để đắp hoặc thêm ít dấm rồi cho vào miệng ngậm, nuốt nước từ từ, bã đắp vào chỗ đau.
  • Cọng khoai môn tước bỏ vỏ, giã nhuyễn, trộn với cặn dầu dừa và vôi, đắp vào vết rết cắn, rất mau khỏi.
  • Dùng rau húng chanh hay tỏi giã nhuyễn, trộn với cặn dầu dừa và vôi ăn trầu đắp vào vết cắn.
  • Lá ớt giã nhỏ, đắp vào vết thương cho đến khi hết đau nhức, ngày đắp 1-2 lần cho đến khi khỏi.

Cách phòng chống rết cắn và phòng ngừa rết vào nhà:

Khi bị rết độc cắn cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện để được xử trí sớm. Trong quá trình chưa vận chuyển được nạn nhân hoặc trên đường vận chuyển thực hiện theo các hướng dẫn ở trên. Khi thực hiện các biện pháp xử trí rết độc cắn, tốt nhất tham khảo ý kiến của nhà chuyên môn.

Để đề phòng rết độc cắn, cần thực hiện 1 số biện pháp sau:

  • Dọn dẹp thường xuyên các vật dụng như chổi, đồ gỗ cũ, thảm, vải ướt ra ngoài hoặc kê lên cao… để tránh rết làm tổ.
  • Không để trẻ em chơi nơi ẩm thấp có nhiều đồ đạc, gạch ngói mục cũ mà dễ bị rết cắn.
  • Thường xuyên vệ sinh quanh nhà, lấp kín cống rãnh để diệt rết.
  • Mặc áo dài tay, đi ủng, đeo găng tay… khi làm việc những nơi có nghi ngờ có rết độc.
  • Kiểm tra găng tay, ủng, giày và những vật dụng sinh hoạt trước khi sử dụng, nhất là khi lâu ngày không sử dụng các vật dụng này.
  • Sử dụng các thuốc diệt rết để phun vào quần áo, giầy dép, ủng.
  • Liên hệ với các dịch vụ phun thuốc diệt rết tại nhà định kỳ để phun diệt rết và phòng chống rết cắn.

Liên hệ công ty phun thuốc diệt rết qua số: 0962.999.924

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *